Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Hoàng Xuân Vinh Xạ Thủ Xuất Sắc Nhất Việt Nam Đạt Huy Chương Vàng Rio 2016

Lần đầu tiên trong lịch sử các kỳ Olympic hình ảnh cờ Tổ quốc xuất hiện và Quốc ca được vang lên

Olympic Rio 2016 đã chứng kiến 1 sự kiện lịch sử của thể thao Việt Nam. Lá cờ Tổ quốc được kéo cao nhất trong các kỳ Olympic nhờ công của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh. Anh đã xuất sắc đạt huy chương vàng bộ môn bắn súng nội dung 10m súng ngắn hơi nam, và giành huy chương vàng cao quý

Co To Quoc Rio 2016 Huy Chuong Vang
Cờ Tổ Quốc Được Kéo Cao Nhất Trong Lịch Sử Olympic

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

Không Thể Tin Trước 12 Lá Cờ Các Nước Có Thiết Kế Đặc Biệt

Mỗi nước đều có quốc kỳ thể hiện nét văn hóa, truyền thống lịch sử riêng. Có những đất nước thiết kế lá cờ rất đơn giản, nhưng cũng có những đất nước có những lá cờ thiết kế hết sức cầu kỳ. Cùng tham quan cờ các nước này nhé

Vị trí được nêu theo tính chất liệt kê, không phải để so sánh thứ hạng. Bạn có ấn tượng với lá cờ của nước nào nhất?

Butan

Đúng với ý nghĩa của tên nước là “thần long chi quốc”, Con rồng trên cờ Bhutan là Druk là rồng sấm huyền thoại của người Bhutan với 4 chân quắp 4 viên ngọc quý. Màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết và lòng trung thành. Những viên đá quý được giữ trong vuốt rồng tượng trưng cho sự thịnh vượng, an ninh và bảo hộ nhân dân tại Bhutan, trong khi miệng gầm gừ của rồng biểu thị cam kết của các thần linh về việc bảo hộ Bhutan. Chắc hẳn các em học sinh tiểu học tại quốc gia này sẽ phải “toát mồ hôi” nếu phải học vẽ lá cờ của quốc gia mình.

Co Cac Nuoc Dac Biet Bhutan
Quốc kỳ Butan – Top 12 Lá Cờ Các Nước Đặc Biệt
 

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

Giữ Cho Màu Cờ Tổ Quốc Mãi Đỏ Thắm, Mãi Là Biểu Tượng Thiêng Liêng


Quốc kỳ thiêng liêng của chúng ta đã đi vào tâm khảm của biết bao thế hệ người Việt Nam. Việc treo cờ Tổ quốc vào những ngày lễ lớn của đất nước thể hiện lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước, ý chí độc lập, tự chủ của nhân dân ta. 

Giữ cho màu cờ Tổ quốc đỏ thắm là giữ mãi biểu tượng thiêng liêng

 

Có thể nói, những năm gần đây ý thức về việc treo Quốc kỳ của người dân trong những ngày lễ trọng đại đã được nâng cao rất nhiều. Minh chứng trong một số ngày lễ như tết Nguyên Đán, dịp 30/4, 1/5… khắp các ngả đường, ngõ phố, từ nông thôn cho đến thành thị, hầu hết người dân đều tự động nghiêm chỉnh chấp hành, góp phần làm tăng thêm ý nghĩa của các sự kiện trên

Treo Co To Quoc Dung Cach
Treo Cờ Tổ Quốc Đúng Cách

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016

Tìm Về Dòng Họ May Cờ Tổ Quốc Suốt 4 Thế Hệ

Trong rừng cờ đỏ sao vàng tung bay giữa nắng thu Ba Đình lịch sử ngày 2/9/1945, có những lá cờ do một gia đình của làng Từ Vân may. Đã gần 70 năm qua, gia đình với 4 thế hệ vẫn nối tiếp nhau giữ nghề.

Ngày nay việc lưu giữ và theo nghiệp may cờ Tổ quốc không phải ai ai cũng có khả năng và sự kiên trì. Thế nhưng trong 1 gia đình trải qua 4 thế hệ, gia đình anh Nguyễn Văn Phục, lại là địa điểm cung cấp hàng vạn lá cờ Tổ quốc vào những ngày lễ, tết của đất nước mỗi năm.

Ngôi nhà cấp bốn 3 gian của gia đình anh Nguyễn Văn Phục nằm trong một con ngõ. Từ ngoài sân, ngôi nhà ngập màu đỏ của cờ và bộn bề các dụng cụ làm nghề. Anh Phục vừa tập trung cho từng đường may vừa trò chuyện với khách “Mọi người thông cảm, sắp đến ngày 2/9 rồi, hàng gấp lắm, không kịp giao là hỏng việc của khách”.

75 Nam May Co To Quoc
Anh Nguyễn Văn Phục đang chăm chú may cờ

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2016

Xếp Phẩm Truyền Thống Thành Cờ Của Các Nước Gây Thích Thú Cho Bạn

Xếp Phẩm Truyền Thống Thành Cờ Của Các Nước Gây Thích Thú Cho Bạn

Chiêm ngưỡng cờ các quốc gia này nhé. Chúng trông vô cùng đẹp mắt và ngon miệng. Phía dưới là hình ảnh Quốc kỳ các nước được tạo ra từ những hoạt tiết nhỏ của các loại thực phẩm trên các đĩa đựng đồ ăn.

Cố nhớ xem có bao nhiêu lá cờ các nước xuất hiện nào!


Khi xem phim Hàn bạn thấy món ăn nào là phổ biến nhất không, không đâu xa lạ đó là món cơm cuộn rong biển đấy. Hình ảnh lá Cờ Hàn Quốc cũng được thể hiện qua món ăn này

Cờ Các Nước - Cờ Hàn Quốc
Cờ Các Nước - Cờ Hàn Quốc

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2016

Lá Cờ Tổ Quốc Bằng Gốm Lớn Nhất Việt Nam Được Công Nhận Kỷ Lục

Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là cờ Tổ quốc bằng gốm lớn nhất Việt Nam. Lá Quốc kỳ Việt Nam bằng gốm được thực hiện trên mái tòa nhà hội trường của đảo Trường Sa lớn

Họa sĩ Thu Thủy cho biết, theo ý kiến chỉ đạo của Phó Đô đốc Trần Thanh Huyền, lá cờ Tổ quốc Việt Nam bằng gốm nên xuất hiện ở vị trí trung tâm đảo gần đường băng sân bay.

Đây là sản phẩm từ ý tưởng của họa sỹ Nguyễn Thu Thủy - tác giả công trình Con đường gốm sứ ven sông Hồng tại Hà Nội, công dân ưu tú của Thủ đô Hà Nội.

Hoa Si Co To Quoc Bang Gom
Họa Sĩ Nguyễn Thu Thủy

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2016

Cửa Hàng Sản Xuất Cờ Các Nước Chất Lượng

Chào Mừng Các Bạn Đã Đến Với CSao (HIỆU CỜ)
 
Chúng tôi cung cấp tất cả các loại từ cờ các nước phát triển, đến cờ của các nước láng giềng thân cận Việt Nam, hay những lá cờ các quốc gia xa lạ bạn chưa hề biết. Nếu không kinh doanh nhưng vẫn muốn sưu tập cờ của các nước trên thế giới Hiệu Cờ có đến hơn 200 loại cờ các quốc gia trên thế giới cho bạn lựa chọn, từ cỡ lớn treo ngoài trời đến nhỏ để phòng.


Công ty của bạn là một tập đoàn đa quốc gia, công ty của bạn phải thường xuyên đón các khách hàng lớn từ nước ngoài, công ty bạn là 1 công ty du lịch toàn cầu, phòng vé máy bay… nếu bạn đang làm việc trong môi trường tiếp xúc nhiều với những quốc gia trên thế giới, bạn muốn thể hiệu điều đó ra ngoài thì việc đầu tiên cần làm là treo cờ các nước có liên quan ra ngoài là hết sức quan trọng
Co Cac Nuoc Trong Cong Ty
Cờ Các Nước Trong Công Ty

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2016

Tìm 1 Lá cờ Tổ Quốc Chất Lượng Ở Đâu?

Lễ này mua cờ Tổ Quốc ở đâu để đảm bảo chất lượng mà giá lại rẻ

Công ty Cờ Sao (HIỆU CỜ) tự tin là cơ sở chuyên cung cấp và may in cờ tổ quốc, cờ Đảng,… luôn có hàng trong kho, có đủ màu và kích thước tùy theo khách hàng đặt. Có cả cờ các loại phục vụ cho các mùa lễ hội, chương trình sự kiện, hội chợ, ngày lễ lớn trong năm, cờ nhiều màu với giá cả rất cạnh tranh.


Co Dang
Cờ Tổ Quốc

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2016

Xuất Xứ Gạch Bông Huyền Thoại

CÂU CHUYỆN ÍT NGƯỜI BIẾT VỀ GỐC GÁC CỦA VIÊN GẠCH BÔNG


Được khởi nguồn từ Pháp, những viên gạch bông này đã từng "làm mưa làm gió" khi du nhập sang Việt Nam. Nói đến gạch bông, gạch đá hoa "huyền thoại", hẳn không ít bạn đã nhớ ngay đến những ngôi nhà với phần nền được lát một loại gạch có hình thù hoa văn đối xứng kinh điển. Nếu như ở thời hiện đại, những tấm gạch men sáng bóng khiến bạn choáng ngợp tới độ "có thể soi gương" được thì gạch bông với họa tiết đơn giản, thủ công lại ẩn mình trên những sàn nhà mang vẻ ấm cúng, cổ xưa.


Có thể nói, gạch bông là loại gạch từng gắn liền với tuổi thơ đơn sơ của một thế hệ người Việt. Trong thời bao cấp, bạn có thể bắt gặp nền gạch bông ở nhiều tòa nhà văn phòng, khách sạn hay công trình kiến trúc mà người Pháp xây dựng ở Việt Nam.

Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi, những viên gạch bông (hay gạch xi măng, gạch hoa) có hoa văn đơn giản nhưng tinh tế này xuất hiện từ bao giờ, phát triển ra sao chưa? Cùng ngược dòng thời gian để tìm hiểu câu chuyện của loại gạch bông "vang bóng một thời" này.

Từ những viên gạch bông đầu tiên trên thế giới ra đời...

Vào khoảng năm 1850, tại Viviers - nơi quy tụ những nhà máy xi-măng đầu tiên của Pháp, các kỹ sư đã nghiên cứu và cho ra đời một sản phẩm được làm từ chính nguồn xi-măng nổi tiếng tại đây. Đó là gạch lát nền có trang trí hoa văn tuyệt đẹp.


Loại gạch cực bền và giàu tính thẩm mỹ này được làm hoàn toàn bằng thủ công với sự hỗ trợ của những chiếc máy ép vận hành bằng hơi nước - một công cụ được phát minh chưa lâu tại châu Âu.

Gạch bông nhanh chóng được người tiêu dùng biết đến và không lâu sau đó, hàng loạt công xưởng sản xuất loại gạch bông mọc lên khắp nơi trên đất Pháp, từ những trung tâm kinh tế như Paris, Lyon cho đến thành phố cảng Marseille.

Một vài ghi chép lâu đời về gạch bông cho thấy, vào khoảng thập niên 60 của thế kỷ XIX, gạch bông lần đầu tiên xuất hiện ở Barcelona và đến năm 1886, người Tây Ban Nha đã du nhập loại gạch này khắp châu Mỹ Latinh - theo bước chân những đoàn quân viễn chinh của vương triều.


Cùng thời gian đó, người Ấn Độ hay người Italia cũng tự hào về những sản phẩm gạch bông tinh tế mang thương hiệu quê hương mình. Nhưng dù ở quốc gia nào, gạch bông vẫn mang trên mình nét bình dị, đơn giản nhưng đa dạng về màu sắc. Đặc biệt hơn, những hoa văn mềm mại in trên nền gạch bông luôn đẹp rực rỡ, xứng tầm một sản phẩm hoàn toàn khác biệt và vô cùng độc đáo.

Đến khoảng năm 1920, gạch bông được coi là vật liệu cao cấp, được sử dụng để trang trí cung điện của tầng lớp thượng lưu, lâu đài ở Pháp hay cả tòa nhà chính phủ ở Berlin…


Có thể nói, với sự đa dạng về màu sắc cũng như vẻ đẹp sang trọng, tinh tế đầy tính nghệ thuật, gạch bông nhanh chóng trở thành chuẩn mực mới trong ngành trang trí nội thất thời bấy giờ.

... đến "cuộc cách mạng nhà nhà" gạch bông ở Việt Nam

Khoảng cuối thế kỷ thứ XIX, người Pháp mang theo những kỹ thuật và tiến bộ của phương Tây để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại tại Việt Nam.

Cùng quá trình hình thành và phát triển, kiến trúc Việt Nam phần nào bị ảnh hưởng bởi không gian, kỹ thuật, vật liệu xây dựng với kiến trúc Pháp. Cũng vào thời điểm này, vật liệu gạch bông đã được người Pháp du nhập vào Việt Nam.


Hình ảnh một nền gạch bông vào cuối thế kỷ XIX ở Việt Nam.

Chính bởi việc sản xuất gạch bông gần như hoàn toàn thủ công, không đòi hỏi phải nung gạch gốm, gạch sứ nên gạch bông rất thích hợp để sản xuất đại trà, phục vụ quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng.

Ở giai đoạn này, những viên gạch bông được xem như "nữ hoàng" trong vật liệu trang trí. Chính bởi ưu điểm như đa dạng về mẫu mã, màu sắc, có tính thoáng mát, dễ vệ sinh, lại bền với thời gian nên gạch bông là sự lựa chọn của nhiều người Việt.


Dù trải qua bao nhiêu năm nhưng đến nay, để cho ra đời những viên gạch truyền thống vẫn yêu cầu người thợ phải làm công đoạn bằng tay. Nguyên liệu không thể thiếu của sản phẩm gạch bông này chính là xi măng, bột cát tự nhiên, khuôn, bột màu và sự trợ giúp của chiếc máy ép.

Công đoạn đầu tiên để làm ra một viên gạch bông là lựa chọn khuôn mẫu hoa văn. Khuôn mẫu này sẽ được đặt vào trong khuôn thép có kích thước của viên gạch.


Cận cảnh một khuôn ngói xi măng của Pháp năm 1920.

Tiếp đến, một hỗn hợp lỏng gồm xi măng trắng, bột đá tự nhiên, bột màu được đổ bằng tay vào những khuôn riêng. Hỗn hợp màu khác nhau được sử dụng để tạo ra các màu khác nhau cho viên gạch. Đây là công đoạn đổ màu tạo lớp đầu tiên cho viên gạch.


Sau khi khuôn lấy ra, bạn sẽ có được lớp đầu tiên của viên gạch. Một lớp mỏng hỗn hợp cát và xi măng mịn được phủ lên trên lớp màu tạo thành lớp thứ 2, lớp này có tác dụng làm lớp thứ nhất định hình tốt hơn.


Một lớp hỗn hợp cát và xi măng được đổ tiếp vào khuôn trước khi cho vào máy ép để đạt được độ dày gạch mong muốn. Tất cả các lớp này sẽ được đưa vào máy ép thủy lực.

Nước của lớp thứ nhất sẽ được ngấm ngược trở lại các lớp nguyên liệu khô, quá trình này tạo phản ứng hóa học giữa nguyên vật liệu ở các lớp làm viên gạch trở nên cứng.


Sau khi hoàn thành các bước này, gạch sẽ được ngâm trong nước để có được độ ẩm cần thiết rồi đem phơi khô trong một thời gian.

Cuối cùng, mỗi viên gạch được đánh bóng bề mặt để tăng độ sáng. Có thể nói, với quy trình làm thủ công như vậy, những người thợ làm gạch kiêm luôn vai trò của người nghệ sĩ.



Dù được yêu mến và sử dụng nhiều trong các công trình, nhà ở nhưng đến thập niên 1990, gạch nung hay gạch men bắt đầu lấn sân, khiến cho gạch bông dường như "tuyệt chủng".

Tuy vậy, với tính năng thẩm mỹ, cũng như sự độc đáo về chất lượng, tình yêu với gạch bông lại trỗi dậy và được nhiều quán cà phê, nhà hàng lựa chọn như một món đồ trang trí.

Nguồn Kenh14